Dấu ấn người Pháp tại AC Milan đang ngày càng đậm đặc

Rạng sáng nay, trong trận giao hữu giữa AC Milan với Nice diễn ra trên đất Pháp. Cho mọi người thấy rõ, dấu ấn của các cầu thủ Pháp ở Milan ngày càng rõ nét. Điều này gợi lại cho những fan trung thành của Milan những câu chuyện vui buồn trong quá khứ. Đây từng là miền đất hứa, khi những năm 1992, đội bóng này có tiềm lực tài chính rất mạnh và sở hữu những cầu thủ Pháp có phong độ rất ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những cái tên thành công, cũng nhiều cầu thủ đến đây và chôn vùi sự nghiệp. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết về dấu ấn của các cầu thủ Pháp tại AC Milan.

Từ Giroud nhìn về hiện tượng ‘Pháp hóa’ ở AC Milan

Rạng sáng qua, trận giao hữu Nice hòa AC Milan 1-1 diễn ra trên đất Pháp. Cho người ta thấy dấu ấn người Pháp tại Milan đang ngày càng đậm đặc. Nó gợi nhớ nhiều câu chuyện buồn vui về cầu thủ xứ lục lăng từng mặc chiếc áo sọc đỏ-đen. Việc Olivier Giroud ghi bàn ra mắt Milan ngay ở lần chạm bóng đầu tiên. Một cú đánh đầu sau quả tạt của Samu Castillejo. Coi như là cái duyên của người Pháp ở Milan.

Từ Giroud nhìn về hiện tượng 'Pháp hóa' ở AC Milan
Từ Giroud nhìn về hiện tượng ‘Pháp hóa’ ở AC Milan

Giroud đại diện cho bộ tứ cầu thủ Pháp thuộc biên chế Milan lúc này. Hàng thủ có Pierre Kalulu, người được đưa về từ đội trẻ Lyon mùa trước. Và mùa này “bổn cũ soạn lại” với vụ chiêu mộ thủ môn Mike Maignan từ Lille. Ngoài ra, AC Milan còn Theo Hernandez ở vị trí hậu vệ trái. Hiện đã nằm trong nhóm ngôi sao sáng nhất đội. Và 6 tháng cuối mùa trước cũng mượn Soualiho Meite từ Torino.

Thật ra, chẳng có cái gọi là “chiến dịch Pháp hóa” hay “chủ trương Pháp hóa” nào ở Milan cả. Việc sử dụng cầu thủ Pháp hoàn toàn vì lý do khách quan. Trong đó chủ yếu vì giá rẻ. Giroud và Kalulu đều đến với phí chuyển nhượng không đáng kể. Meite được mượn miễn phí ở mùa Đông năm ngoái để vá tuyến giữa. Có điều khoản mua đứt nhưng Milan không kích hoạt. Trong khi đó, Hernandez và Maignan được nhắm đến đã lâu. Họ là các giải pháp đường dài với chi phí cũng không quá đắt.

Hoàng kim cầu thủ Pháp tại AC Milan bắt nguồn từ mùa 1992/93

Câu chuyện khá giống giai đoạn từ 2012-2018 khi đội bóng thiếu tiền. Đến mức phải bán Thiago Silva và Zlatan Ibrahimovic cho PSG. Sau đó, Rossoneri vớ được một số “hàng Pháp giá rẻ”. Mà một vài trong số đó khởi đầu khá tốt. Tiemoue Bakayoko được mượn từ Chelsea chỉ 1 mùa. Rồi trở thành cầu thủ yêu thích nhất của HLV Gennaro Gattuso. Jeremy Menez cũng là trò cưng của HLV Filippo Inzaghi. Tiếc rằng đúng với kiểu làm ăn manh mún của một đội bóng thiếu tiền. Milan đều không gắn bó được lâu với những cầu thủ này.

Hoàng kim cầu thủ Pháp tại AC Milan bắt nguồn từ mùa 1992/93
Hoàng kim cầu thủ Pháp tại AC Milan bắt nguồn từ mùa 1992/93

Giai đoạn hoàng kim của cầu thủ Pháp tại AC Milan bắt nguồn từ mùa 1992/93. Từ việc chỉ dùng bộ ba Hà Lan lừng danh của Arrigo Sacchi. Milan bất ngờ chiêu mộ Jean-Pierre Papin với giá kỷ lục vào mùa Hè 1992. Một năm sau, họ mua thêm Marcel Desailly cũng từ Marseille. Bộ đôi này cùng AC Milan vào chung kết Cúp C1 trong 2 lần liên tiếp vào các mùa 1992/93 và 1993/94. Vô địch mùa 1993/94 sau thắng lợi 4-0 trước Barcelona mà đích thân Desailly ghi 1 bàn.

San Siro từng có hai tiền đạo hay nhất thế giới là Papin và Van Basten

Tất nhiên, thời kỳ này AC Milan quá giàu. Việc sở hữu đồng thời hai tiền đạo hay nhất thế giới lúc đó là Papin và Van Basten, trong khi châu Âu vẫn có luật giới hạn 3 cầu thủ nước ngoài trên sân cùng lúc, thể hiện chất ngông của Chủ tịch Silvio Berlusconi. Người ta nói Papin thất bại và đã không phát triển được sau khi rời Marseille, nhưng đấy là thất bại khi cạnh tranh vị trí với một Van Basten kiệt xuất, thất bại với 31 bàn sau 63 trận, hiệu suất… mơ ước của mọi tiền đạo.

San Siro từng có hai tiền đạo hay nhất thế giới là Papin và Van Basten
San Siro từng có hai tiền đạo hay nhất thế giới là Papin và Van Basten

Milan vô địch mùa 1993/94 cũng với tổng cộng 36 bàn, Vua phá lưới Daniele Massaro chỉ ghi 11 bàn, nên chỉ trích Papin ghi ít bàn mùa đó cũng không thật chính xác. Đáng tiếc, dù Papin không được coi là một huyền thoại, một “thương vụ thất bại”, thì đội bóng cũng không chiêu mộ được bản hợp đồng Pháp nào ngang tầm.

Giroud có thể sẽ tỏa sáng hơn thảm họa Christophe Dugarry ở mùa 1996/97, cầu thủ chỉ ghi 6 bàn sau 26 lần ra sân, nhưng vẫn rất khó để so anh với “thất bại Papin”. Theo Hernandez và Maignan là những câu chuyện của tương lai nhiều hơn, khi họ chưa được xem là những người hay nhất của Pháp ở vị trí của mình. Maignan dự EURO 2020 trong vai thủ môn số 3, trong khi Hernandez, dù là sao sáng ở Milan, vẫn… không được gọi.

Tìm hiểu về CLB AC Milan

Associazione Calcio Milan S.p.A gọi tắt A.C. Milan, AC Milan hay đơn giản là Milan. Là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại thành phố Milano, Ý. Được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1899. Mùa giải 2021-2022, đội bóng thi đấu ở các giải Serie A; Coppa Italia và UEFA Champions League.

AC Milan là một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất thế giới. Ở đấu trường quốc tế, đội đã giành 18 danh hiệu bao gồm 4 Cúp Liên lục địa/Cúp thế giới các câu lạc bộ; 5 Siêu cúp châu Âu; 7 Cúp C1/UEFA Champions League và 2 UEFA Cup Winners’Cup. Còn ở các giải đấu quốc nội, câu lạc bộ từng đoạt 18 danh hiệu vô địch quốc gia (Scudetto); 5 Cúp quốc gia và 7 Siêu cúp quốc gia.

Trong lịch sử của mình, A.C. Milan đã từng hai lần phải xuống chơi tại Serie B trong các năm 1980 và 1982, trong đó lần đầu tiên là do án phạt của Liên đoàn bóng đá Ý vì Milan có dính líu tới vụ bê bối dàn xếp tỉ số Totonero. Vào đầu thập niên 2000 đội bóng còn dính líu tới một vụ bê bối bóng đá khác có tên Calciopoli. A.C. Milan đang hoạt động với tư cách một công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Elliot của Mỹ (chiếm 99,93% cổ phần). Vị trí chủ tịch từ năm 2018 đến nay thuộc về Paolo Scaroni.

Trả lời