Người hâm mộ bóng đá trên thế giới luôn quan tâm đến việc các cầu thủ gia nhập vào đội bóng cũng như là một câu lạc bộ nào. Bởi vì đây là lúc họ đang lựa chọn nơi mà mình có thể được phát huy tài năng một cách triệt để họ nếu được vào một câu lạc bộ thích hợp. Đồng thời thì các câu lạc bộ phải đảm bảo mọi thứ tốt nhất cho những cầu thủ ấy. Real Madrid là một trong những câu lạc bộ nổi tiếng toàn cầu. Nơi đây tập trung rất nhiều cầu thủ bóng đá hàng đầu thế giới. Mới đây câu chuyện pháp lý giữa Real Madrid và chủ tịch La Liga nổ ra đã khiến người hâm mộ không khỏi hoang mang. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Cuộc chiến pháp lý giữa Real Marid và chủ tịch La Liga

Trong thông báo phát đi tối 10/08 (giờ địa phương), trang chủ Real Madrid xác nhận, Hội đồng quản trị nhất trí khởi kiện cả dân sự và hình sự đối với Chủ tịch La Liga ông Javier Tebas và người đứng đầu quỹ đầu tư CVC ông Javier de Jaime Guijarro. “Los Blancos” hoàn toàn phản đối quỹ CVC.
Ngoài ra, Real cũng quyết định sẽ thực hiện hành động pháp lý được cho thích hợp để bác bỏ bất kỳ nghị quyết nào có thể xuất hiện do Hội đồng La Liga thông qua. Dự kiến thỏa thuận giữa La Liga và quỹ CVC có thể được ký kết vào ngày 12/8/2021.
“Tại cuộc họp lúc 11h, Hội đồng Quản trị Real Madrid đã nhất trí khởi kiện cả dân sự và hình sự với Chủ tịch La Liga, ông Javier Tebas Medrano và người đứng đầu Quỹ CVC Javier de Jaime Guijarro, cũng như quỹ CVC”, Real thông báo trưa 10/8 theo giờ Madrid. “Ngoài ra, Hội đồng Quản trị quyết định thực hiện mọi thủ tục pháp lý phù hợp để vô hiệu hóa, phản đối các thỏa thuận có thể được thông qua bởi Hội đồng La Liga, dự kiến được công bố vào ngày 12/8, liên quan đến thỏa thuận giữa La Liga và Quỹ CVC”.
Hôm 3/8, La Liga thông báo đạt thỏa thuận liên doanh với với Quỹ Đầu tư Tiền tệ Quốc tế (CVC). Theo đó, CVC trước mắt sẽ bơm cho La Liga 3,2 tỷ USD, đổi lấy 10% quyền chi phối bản quyền truyền hình và thương mại khác của giải đấu lên đến 50 năm.
Chi tiết về cuộc chiến pháp lý này
Phần lớn số tiền này sẽ được đầu tư cho các CLB; gồm cả bóng đá nữ, các đội bán chuyên và không chuyên. Trong đó, 15% của gói 3,2 tỷ USD được chia cho các CLB tại La Liga; 15% khác sử dụng vào việc phân phối tiền bản quyền truyền hình của bảy mùa trước.
Barca và Real, hai đội hàng đầu La Liga, sẽ nhận số tiền lớn nhất từ CVC; khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên, họ chỉ được sử dụng 15% số tiền này để nâng cấp đội hình; và trả lương cho các cầu thủ. 70% phải được đầu tư vào cơ sở hạ tầng; 15% còn lại để trả nợ và khắc phục thiệt hại do Covid-19.
Hai hôm sau thông báo của La Liga, Real đã công khai phản đối: “Đó là một thỏa thuận lừa đảo, chiếm đoạt của các CLB 10,95% bản quyền truyền hình trong 50 năm. Điều này trái pháp luật”.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tranh chấp

Sau đó, ở cuộc họp báo giải thích lý do chia tay Lionel Messi hôm 6/8; Chủ tịch Barca Joan Laporta nói: “Tôi không thể thế chấp CLB trong 50 năm. Số tiền CVC đề nghị cũng không thỏa đáng. Nó thấp hơn nhiều giá trị thực của La Liga. Đã có một số cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và La Liga; nhưng Barca không muốn thực hiện một thỏa thuận mà chúng tôi không hiểu rõ”.
Theo Mundo Deportivo, La Liga không cần sự đồng ý của Barca và Real để thông qua hợp đồng với CVC. Điều lệ giải đấu quy định rằng chỉ cần hai phần ba trong 42 đội của Primera Liga và Segunda Liga – giải hạng Nhì Tây Ban Nha – bỏ phiếu tán thành, La Liga sẽ được bán quyền khai thác thương mại cho CVC. Tuy nhiên, quỹ đầu tư Luxembourg này cân nhắc rút lui, sau khi Real và Barca phản đối thương vụ và có ý định khởi kiện La Liga.
Trước khi đạt thỏa thuận với La Liga, CVC đã đề nghị giúp đỡ các đội bóng ở Serie A. Tuy nhiên, các đội bóng lớn như Juventus, Inter hay Milan từ chối; vì cho rằng khoản tiền của CVC sẽ khiến họ gặp bất lợi trong dài hạn.