Trong đá bóng kỹ thuật chuyền bóng là một kỹ thuật vô cùng quan trọng trong thi đấu bóng đá. Như chúng ta đã biết môn bóng đá là môn thể thao phối hợp đồng đội. Trong các chiến thuật đá bóng thì việc phối hộp chuyền bóng là rất quan trọng. Các cầu thủ phải làm sao để chuyền chính xác để không bị gãy cánh giữa đường. Hoặc tệ hơn là tạo cho đối thủ cơ hội đột phá sân nhà. Chính vì vậy đây là kỹ thuật đầu tiên bắt buộc phải học. Bạn không chỉ phải chuyền bóng chính xác mà còn phải nắm vững một cách nhuần nhuyễn trong thi đấu.
Kỹ thuật chuyền bóng chuyên nghiệp
Andrea Pirlo, Xavi, Iniesta là những cầu thủ đã trở nên huyền thoại với những đường chuyền. Họ đã tạo nên một thương hiệu giành riêng cho mình. Với những đường phất bóng hay chọc khe cho những người đồng đội mang về những bàn thắng tuyệt vời.
Chuyền bóng là kỹ thuật cơ bản nhất. Thế nhưng nhiều người lại bỏ qua chúng và không luyện tập thường xuyên. Nếu bạn muốn trở thành một cầu thủ giỏi thì chuyền bóng là kỹ thuật đầu tiên và bắt buộc. Chúng ta có thể sử dụng bất kì bộ phận nào trên cơ thể (dĩ nhiên là không dùng tay). Để thực hiện kỹ thuật chuyền bóng như mu bàn chân, lòng trong, má ngoài, gót, … Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn cách chuyền bóng cơ bản. Đó là sử dụng lòng trong và mu bàn chân.
Những điều lưu ý trong kỹ thuật chuyền bóng trên sân

Kỹ thuật, tư thế và động tác khi thực hiện chuyền bóng
Tư thế và động tác khi chuyền bóng khá giống với khi chúng ta thực hiện một cú sút. Tư thế chuyền bóng của Xavi Hernández cũng đang được nhiều cầu thủ quan tâm. Ngoài ra kỹ thuật sút bóng mạnh và chính xác cũng nên được nhiều người chú ý đến.
Chạy đà khi truyền
Đối với kỹ thuật chuyền bóng, chúng ta chỉ cần chạy đà ngắn khoảng 1 – 2 bước để có thể đặt chân trụ và vung chân lăng tốt, giúp đường chuyền có độ chính xác cao.
Tư thế chân trụ
Đặt ngang với bóng và cách khoảng một gang tay. Mũi chân trụ hướng về nơi mà bạn muốn chuyền bóng tới. Hơi khuỵu gối chân trụ để giữ thăng bằng khi chuyền bóng.
Xác đinh điểm tiếp xúc trên chân
Tùy vào bộ phận chúng ta sử dụng để chuyền bóng mà điểm tiếp xúc sẽ khác nhau. Như đã nói ở trên, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn 2 cách cơ bản nhất đó là sử dụng mu bàn chân và lòng trong.
Chuyền bằng lòng trong
Chúng ta sử dụng lòng trong tạo một góc gần vuông với phần cẳng chân để tiếp xúc với bóng. Đây là cách chuyền bóng đơn giản nhất và cũng đạt độ chính xác cao nhất. Điểm tiếp xúc khi chuyền bằng lòng trong nên được chú ý.
Chuyển bằng mu bàn chân
Cách chuyền này thì chúng ta cần duỗi thẳng mu bàn chân ra và tiếp xúc vào bóng. Phần mu bàn chân tiếp xúc với bóng chính là vị trí cột dây giày. Điểm tiếp xúc khi chuyền bằng mu bàn chân rất quan trọng.
Xác định điểm tiếp xúc trên bóng
Đối với điểm tiếp xúc trên bóng, tùy vào chúng ta muốn chuyền sệt hay chuyền bổng sẽ có điểm tiếp xúc khác nhau.
Chuyền sệt

Điểm tiếp xúc nằm ở ngay giữa tâm bóng hoặc ở trên tâm bóng một chút. Những đường chuyền sệt sẽ giúp bạn chuyển bóng chính xác cho đồng đội ở cự ly ngắn. Ngoài ra ở cự ly trung bình, bạn có thể sử dụng đường chuyền chém mu sệt để đưa bóng tới đồng đội nhanh và chính xác.
Chuyền bổng
Điểm tiếp xúc đối với chuyền bổng bằng lòng trong (chuyền vòng) sẽ là hơi chếch ở dưới tâm bóng bên trái lên phần phía trên bên phải một chút (đối với người thuận chân phải) và ngược lại. Những đường chuyền vòng sẽ có độ xoáy, gây bất ngờ cho hàng phòng ngự đối phương. Điểm tiếp xúc đối với chuyền bổng bằng mu bàn chân (chuyền chém mu) nằm ở dưới tâm bóng. Những đường chuyền chém mu sẽ giúp bóng bay lên cao và rớt xuống có điểm rơi, giúp người nhận dễ dàng khống chế bóng. Những đường chuyền bổng sẽ hiệu quả nhất ở cự ly trung bình và dài.
Vung chân lăng
Chân lăng vung tự nhiên từ sau ra trước. Đối với chuyền vòng thì sau khi tiếp xúc bóng ta sẽ vung chân đưa lên cao để tạo đường bóng xoáy. Còn đối với đường chuyền chém mu, ta vung chân là là theo mặt sân thẳng với hướng đi của bóng.
Khóa cổ chân khi tiếp xúc bóng
Điều chỉnh lực vung chân lăng tùy theo cự ly đường chuyền (ngắn, trung bình, dài). Đó là những chia sẻ về kỹ thuật chuyền bóng. Nếu các bạn là người mới bắt đầu thì hãy chú ý đến tư thế và động tác sao cho đúng kỹ thuật. Sau khi tư thế và động tác của bạn đã chuẩn xác thì lúc đó mới bắt đầu quan tâm đến độ chính xác.