Thực tế, sau khi trải qua những khó khăn của mùa giải 2020 và lan sang mùa giải 2021, không khó để đoán rằng VPF sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập ban liên đoàn bóng đá đến nay. Điều khó thấy là tài chính, dựa trên dữ liệu năm ngoái, và con đường gập ghềnh cho mùa giải này do những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Năm ngoái, trong báo cáo tài chính đại hội đồng cổ đông (nhiệm kỳ 2020-2023), VPF ước tính ban đầu doanh thu của sở khoảng 111,5 tỷ đồng, chủ yếu từ các hợp đồng quảng cáo. VPF và V-League 2021 đứng trước ngã ba đường, còn hàng trăm vị trí khó khiến ban tổ chức nản lòng. V-League kết thúc vào năm 2021, chứ không phải là kế hoạch dời sang đầu năm 2022.
V-League với những lựa chọn khó khăn

Mới đây, đề xuất đưa phần còn lại giải vô địch quốc gia sang tháng 02/2022 của ban tổ chức; đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Đa số các CLB đều phản đối và bày tỏ mong muốn giải đấu có thể mau chóng trở lại. Cũng có một vài đội bóng tỏ ra thông cảm và đồng ý với phương án của VPF, VFF. Bất ngờ thay, Than Quảng Ninh là một trong 3 thành viên ủng hộ quan điểm đưa phần còn lại của mùa bóng sang năm mới.
VPF và VFF đang đứng trước bài toán khó giải với 3 sự lựa chọn. Một là đưa giải đấu quay trở lại sớm. Hai là giữ quan điểm đưa phần còn lại của V-League sang năm 2022; để đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất của ĐT Việt Nam cho chiến dịch VL cuối cùng World Cup 2022 và AFF Cup. Phương án bất đắc dĩ cuối cùng là dừng giải đấu bằng cách công nhận chức vô địch cho HAGL; hoặc hủy toàn bộ kết quả. Dù quyết định như thế nào thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến các bên liên quan vẫn không thể tránh khỏi.
Cuộc đối thoại sòng phẳng VPF- CLB
Vấn đề lớn nhất khiến nhiều CLB không đồng ý kế hoạch chuyển phần còn lại mùa giải 2021 sang năm sau; chính là vì kinh phí duy trì hoạt động.
Nhưng như đã nói, với tình thế hiện tại của VPF; muốn nhà tổ chức chia sẻ cho các CLB ít nhiều gánh nặng kinh phí nhằm duy trì tới tháng 2/2022 là bất khả thi. Chính vì vậy, thay vì chờ đợi trong thấp thỏm hoặc đợi phán quyết có lùi giải sang đầu năm 2022 hay không; cần có những phương án khác cho mùa giải 2021 được nêu ra.
Thực tế phần đông các đội bóng khó “sống” được đến khi V-League 2021 trở lại trong tình trạng vẫn phải trả lương cho các cầu thủ từ nội đến ngoại; chưa kể kinh phí duy trì sinh hoạt, tập luyện nên khi bí bách rất dễ “xung phong” bỏ giải.
Cho nên, tháo gỡ từng nút thắt chẳng có gì khách quan và sòng phẳng nhất chính là cách VPF; và 14 đội bóng ngồi lại cùng đối thoại, tìm ra một tiếng nói chung cho phương án “gói” mùa giải 2021 như thế nào hợp lý. Điều đó chắc chắn tốt hơn là VPF tự đưa ra phương án chỉ từ vài ba ý kiến của HĐQT; như cách “nẩy” ra phương án dời mùa giải 2021 sang 2/2022.
Nghịch lý tại Than Quảng Ninh
Giữa lúc ban tổ chức V-League đang ở trong tình thế khó xử; thì bất ngờ họ nhận được sự ủng hộ từ Than Quảng Ninh. Cùng với HAGL và TP.HCM, đội bóng của HLV Hoàng Thọ ủng hộ việc đưa giải vô địch quốc gia trở lại vào năm 2022. Một quyết định khiến cho nhiều người cảm thấy khó hiểu nhất; là với tình cảnh hiện tại của đội bóng đất Mỏ.

Đội bóng của ông Phạm Thanh Hùng; đã gặp quá nhiều khủng hoảng về tài chính từ đầu mùa giải. Sau khi thanh toán xong khoản nợ 8 tháng tiền lương; thì trong 3 tháng liên tiếp gần đây; các thành viên không nhận được bất kì một khoản nào từ CLB. Mạc Hồng Quân và không ít các đồng đội phải “khóc ròng” với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền; nhất là trong tình cảnh khó khăn do dịch COVID-19. Sẽ không bất ngờ khi nhiều trụ cột của Than Quảng Ninh; tiếp tục dứt áo ra đi trong thời gian sắp tới.
Trong tình cảnh tài chính khó khăn; ban lãnh đạo Than Quảng Ninh lại chọn phương án kéo dài V-League. Điều này đồng nghĩa với việc, CLB sẽ phải bỏ ra thêm một khoản kinh phí lớn; để duy trì chế độ tập luyện, trả lương, ký hợp đồng gia hạn với các cầu thủ… Chẳng biết, chủ tịch Phạm Thanh Hùng sẽ xoay sở như thế nào và số phận của các học trò HLV Hoàng Thọ sẽ ra sao. Chỉ biết rằng, người hâm mộ đất Mỏ đang rất lo lắng cho tương lai của đội bóng con cưng.